Kế hoạch đưa phía Tây trở thành trung tâm kinh tế mới của Hà Nội

Thủ đô Hà Nội đã và đang xây dựng kế hoạch, đặt mục tiêu đưa khu vực phía Tây trở thành một trung tâm hành chính kinh tế mới của thành phố.

Khu vực phía Tây của Hà Nội, gồm các địa phương như là Hà Đông, Nam Từ Liêm, Hoài Đức,… đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc và đáng kể trong thời gian qua, đặc biệt là sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, công trình giao thông và sự hiện diện của loạt các siêu dự án bất động sản. Điều này đã góp phần quan trọng vào đề án Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó TP. Hà Nội định hướng phát triển thành phố phía Tây trở thành trung tâm hành chính kinh tế mới của Thủ đô.

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng

Về hạ tầng giao thông, khu vực được quy hoạch bài bản với những siêu công trình giao thông cả tỉ đô, điển hình phải kể đến những tuyến đường huyết mạch của khu vực như Đại Lộ Thăng Long, Tố Hữu, Lê Trọng Tấn Hà Đông, hệ thống xe buýt nhanh BRT hay tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông.  

Đường Lê Quang Đạo kéo dài
Đường Lê Quang Đạo kéo dài dự kiến thông xe vào dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô

Đặc biệt, tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài nối Mỹ Đình và Dương Nội sắp hoàn thành vào T4/2024. Tuyến đường có chiều dài hơn 2,6km và mặt cắt ngang rộng 40m, tổng vốn đầu tư lên đến hơn 740 tỷ đồng với điểm đầu tại Đại lộ Thăng Long và điểm cuối tại vị trí giao cắt Lê Trọng Tấn. Tuyến đường này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nhiều khu đô thị phía Tây như Dương Nội, Louis City, và FLC Premier, giúp giảm tải giao thông cho khu vực.

Ngoài ra, Thành phố sẽ tiếp tục triển khai xây dựng hầm chui xe tại nút giao Vành đai 3.5 cắt Đại lộ Thăng Long với tổng vốn hơn 2.450 tỉ đồng trong thời gian tới.Hầm theo hướng đường Vành đai 3.5 (đường Lê Trọng Tấn) – Quốc lộ 32 có chiều dài 975m và rộng 18,5m do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng của TP Hà Nội làm chủ đầu tư. Xây dựng hầm chui với mục đích hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông đúng theo quy hoạch, giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông, thúc đẩy triển phát triển kinh tế – xã hội của khu vực nói riêng và Thủ đô nói chung.

Các công trình tiện ích nổi bật 

Về các công trình tiện ích của khu vực, ngày 5/2 vừa qua công viên Thiên Văn Học lớn nhất Đông Nam Á vừa được đưa vào sử dụng sau nhiều năm xây dựng và mong chờ. Công viên tọa lạc tại khu đô thị Dương Nội – Hà Đông với quy mô xây dựng cực lớn, mức đầu tư khủng cũng như được hứa hẹn góp phần thay đổi bộ mặt khu vực. Với không gian rộng mở ngập tràn thiên nhiên xanh mát và trang thiết bị hiện đại, công viên Thiên văn học Dương Nội là nơi lý tưởng để thư giãn và tận hưởng cuộc sống cho cư dân nơi đây.

Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam
Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam được đầu tư 2.500 tỷ

Khu vực phía Tây còn đang đón chờ công trình Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng, đang chuẩn bị hoàn thiện vào cuối tháng 6. Dự án được khởi công từ năm 2020, trên diện tích 38,66 ha, nằm trên đường Đại Lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm. Bảo tàng được kỳ vọng là công trình tiêu biểu của thủ đô Hà Nội nói riêng và quốc gia nói chung, các công trình kiến trúc mang đậm bản sắc dân tộc và truyền tải hình ảnh truyền thống Quân sự Việt Nam.

Bộ ban ngành đang dịch chuyển về khu vực

Đặc biệt , theo đề án quy hoạch của thành phố, nhiều Bộ ngành và các cơ quan hành chính đầu não đang dịch chuyển dần về khu vực Phía Tây Hà Nội bởi đây là nằm trong lõi khu vực đã được đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đặc biệt là khu Mễ Trì – quận Nam Từ Liêm. Mễ Trì với diện tích khoảng 55 ha, có vị trí đắc địa tiếp giáp với đại lộ Thăng Long. 

Quy hoạch trụ sở của các bộ ban ngành phía Tây Hà Nội
Ảnh: Quy hoạch trụ sở mới các bộ ban ngành chuyển về tại phía Tây Hà Nội

Hiện đã có trụ sở Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được xây dựng tại khu Mễ Trì, và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định vị trí đất. Phần lớn diện tích đất còn lại của khu vực được dự trữ cho nhu cầu phát triển các cơ quan hành chính trong tương lai.

Bất động sản phát triển, hàng loạt các dự án tỉ đô mọc lên

Đây cũng là khu vực mà các ông lớn trong ngành bất động sản nhắm tới, hàng loạt các siêu dự án lớn nhỏ mọc lên nơi đây. Các dự án có quy mô lớn phát triển dọc theo các tuyến đường ở khu vực phía Tây phải kể đến KĐT An Lạc Green Symphony, KĐT Vinhomes Green Bay, KĐT Vinhomes Thăng Long, KĐT Mailand Ha Noi City, đại đô thị Vinhomes Smart City, dự án Lumi Hanoi, dự án Lumiere Evergreen hay Imperia Smart City.

Quy hoạch tổng thể Mailand Hanoi City

Theo Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao Savills Hà Nội cho biết khu vực phía Tây luôn dẫn đầu thị trường bất động sản Thủ đô về thị phần nguồn cung, chiếm khoảng 30% từ năm 2011 đến nay. Bà Hằng cũng nhận định khu vực này vẫn sẽ là tâm điểm phát triển của Hà Nội trong thời gian sắp tới, và trong tương lai, nguồn cung mới tại khu vực phía Tây sẽ chiếm 40% thị phần cho căn hộ. Sản phẩm bất động sản tại các khu vực này và Hà Nội nói chung sẽ ngày càng được cải thiện với chất lượng tốt hơn, thu hút lượng lớn dân cư khắp nơi về đây an cư, sinh sống và làm việc.

Tổng kết, với những đề án quy hoạch và kế hoạch đầu tư của thành phố, khu vực phía Tây đang dần hiện thực hoá trở thành đô thị thông minh và trung tâm hành chính – kinh tế mới của Thủ đô. Nơi đây được dự đoán vẫn sẽ còn phát triển toàn diện hơn nữa trong thời gian tới, dẫn đầu về mọi lĩnh vực cũng như hình thành cộng đồng dân cư thịnh vượng bậc nhất Thành phố.

Vân Trang

Theo lumihanoicity.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.